1/16/18

Kỳ 16: Vì sao Tào Tháo bệnh nặng nhưng vẫn giết thần y Hoa Đà?

Tào Tháo là người nổi tiếng trọng nhân tài nhưng ông có lý do riêng để quyết giết thần y Hoa Đà, dù căn bệnh đau đầu kinh niên của Ngụy Vương sau này không còn cách nào chữa trị.




Theo Nhân dân Nhật báo, Hoa Đà (145-208), tự Nguyên Hóa, người huyện Tiêu, Bái Quốc, nay thuộc địa phận huyện Bặc, tỉnh An Huy (Trung Quốc). Ông là đồng hương của Tào Tháo và được coi là một trong những ông tổ của Đông Y.

Bất đắc dĩ thành thần y
Đương thời, Hoa Đà nổi tiếng là thầy thuốc giỏi khó ai sánh bằng. Ông vốn xuất thân từ Nho Học, nhưng nhờ vào y thuật cao minh mà chữa được bách bệnh.
Nhưng trong giai đoạn cuối thời Đông Hán, trong một xã hội Trung Quốc trọng Nho Học, tất cả những công việc đều bị coi là hạ đẳng, chỉ có việc đọc sách là cao quý.

Sống trong một xã hội như vậy, Hoa Đà cũng giống như những người khác, coi việc đọc sách, làm quan trong triều đình là ưu tiên hàng đầu.
Nhận thấy tài năng của Hoa Đà, Bái Quốc tướng Trần Khuê và Thái úy Hoàng Uyển từng tiến cử ông làm chức khảo liêm. Đây là chức quan nhỏ chuyên làm công việc giám sát và tổ chức thi cử ở địa phương.

Nhưng Hoa Đà cho rằng mình xứng đáng được tiến cử vào những công việc quan trọng hơn nên đã thẳng thừng từ chối.
Trong khoảng thời gian tìm kiếm công việc phù hợp, Hoa Đà có niềm say mê với y học và ngày càng tiến sâu vào sự nghiệp chữa bệnh cứu người.

Vì sao Tào Tháo bệnh nặng nhưng vẫn giết thần y Hoa Đà? - 2
Cảnh Hoa Đà chữa trị cho Quan Vũ trong phim.

Sử sách Trung Quốc chép lại, cách đây hơn 1.800 năm, Hoa Đà đã biết cách thực hiện được các cuộc phẫu thuật ngoại khoa, mổ lồng ngực, sau đó dùng kim chỉ khâu lại. Đây được coi là bước tiến đột phá trong y học thời bấy giờ.

Có lần, Hoa Đà gặp một người đẩy xe có sắc mặt khô vàng, thở gấp, trông bệnh tình có vẻ rất nặng. Sau khi tiến lại hỏi thì người này nói rằng bị đau quặn ở trong bụng. Hoa Đà kết luận người này đã bị viêm ruột thừa, cần phải kịp thời phẫu thuật.

Hoa Đà cho người bệnh uống “ma phí tán” (thuốc mê), rồi ông dùng con dao mổ nhỏ mổ bụng người bệnh ra và cắt đi phần ruột đã bị loét. Sau khi đã phẫu thuật xong, làm sạch vết thương, ông khâu bụng lại và thoa lên vết thương một loại thuốc mỡ chống viêm. Mấy ngày sau, vết thương rất nhanh đã lành lại và người bệnh cũng khôi phục bình thường.

Cuốn Hậu Hán Thư có đoạn kể rằng, vợ của Lý tướng quân bị bệnh, nên gia đình liền mời Hoa Đà đến khám. Hoa Đà sau khi bắt mạch, nói: “Phu nhân bị thương trong thời kỳ mang thai, thai nhi bị chết nhưng chưa rụng và thoát ra ngoài được nên mới bị bệnh.”
Lý tướng quân nghe Hoa Đà chẩn đoán như vậy tỏ ra không tin: “Trong thời gian mang thai, quả thực phu nhân tôi đã bị thương, nhưng mà thai nhi đã rơi ra rồi.”

Một trăm ngày sau, bệnh tình của vợ Lý tướng quân chuyển sang trầm trọng hơn. Lý tướng quân lại cho người mời Hoa Đà đến khám bệnh. Sau khi bắt mạch, Hoa Đà nói: “Mạch vẫn như lúc trước, vốn là do lần đầu tiên phu nhân mang song thai, nhưng sinh non nên bị mất quá nhiều máu. Cũng vì thế mà thai sau, phu nhân cũng không sinh ra được. Hiện giờ thai nhi này đã chết, co nhỏ lại và vẫn bám vào người mẹ mà không rụng ra".

Sau khi chẩn đoán, Hoa Đà châm cứu cho vợ của Lý tướng quân, sau đó cho bà uống thuốc. Một lát sau, vợ của Lý tướng quân đau đẻ. Thai sau đó đã được một người phụ nữ khác lấy ra ngoài. Vợ của Lý tướng quân nhờ đó mà phục hồi được sức khỏe.

Vì sao Tào Tháo bệnh nặng nhưng vẫn giết thần y Hoa Đà? - 3
Hoa Đà muốn làm quan nhưng bất đắc dĩ trở thành thần y.

Theo các học giả Trung Quốc, dù y thuật đã đến mức hiếm có ai sánh bằng nhưng ông vẫn không được xã hội đánh giá theo đúng năng lực. Thiên hạ lúc bấy giờ đều chỉ coi Hoa Đà là một đại phu có tài còn ông luôn nuối tiếc vì bỏ lỡ chức quan công văn nhỏ năm xưa.

Hoa Đà chết vì coi thường Tào Tháo?
Y thuật nổi tiếng của Hoa Đà không lọt qua mắt Tào Tháo. Có lần đổ bệnh, đau đầu kinh niên, Tào Tháo mời bằng được thần y này về chữa bệnh cho mình.
Tam quốc diễn nghĩa có đoạn viết, Hoa Đà nói với Tào Tháo rằng căn nguyên của bệnh đau đầu chính là do khối u lớn dần trong não, chỉ còn cách dùng thuốc mê, sau đó dùng rìu bổ đầu, lấy khối u ra ngoài mới có thể trị dứt được bệnh.

Tháo vốn tính đa nghi, nghe tới việc bổ đầu thì nổi trận lôi đình, cho rằng Hoa Đà có ý định hại chết mình để trả thù cho Quan Vũ. Trong cơn thịnh nộ, Ngụy Vương lập tức nhốt Hoa Đà vào ngục rồi giết chết vị thần y này.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhằm khai thác tính đa nghi của Tào Tháo, Hoa Đà được tác giả La Quán Trung mô tả có phần không chính xác. Nguyên nhân dẫn tới cái chết của thần y Hoa Đà không giống như những gì La Quan Trung đã miêu tả.
Trên thực tế, Hoa Đà luôn xấu hổ về nghề y mạt hạng, tự ti về thân phận một thầy thuốc nhà quê, luôn tìm kiếm cơ hội để có thể làm quan.

Trong quá trình chữa bệnh cho Tào Tháo, Hoa Đà liên tục tìm cách kéo dài thời gian. Ông nói với Tào Tháo: "Bệnh này một lúc không thể chữa khỏi, cần phải có thời gian".
Sau đó lại dùng hàng loạt lý do như "quên sách thuốc ở nhà, phải trở về lấy", "vợ ốm" mà không chịu quay lại chữa bệnh cho Ngụy Vương.

Mục đích của Hoa Đà được cho là chính là dùng bệnh tật gây sức ép, buộc Tào Tháo phải phong chức cho mình, một số học giả Trung Quốc nhận định. Số khác cho rằng, chính Hoa Đà cũng không thể biết cách chữa trị dứt điểm căn bệnh cho Tào Tháo nên tìm cách thoái thác.
Dần dần, Tào Tháo nảy sinh nghi ngờ, phái người về quê Hoa Đà để kiểm tra thực hư. Sau khi phát hiện việc Hoa Đà nói dối, thần y này lập tức bị tống giam, chờ ngày xử tử.

Vì sao Tào Tháo bệnh nặng nhưng vẫn giết thần y Hoa Đà? - 4
Nhân vật Hoa Đà trong phim truyền hình Trung Quốc.

Sau khi thần y này bị giam, mưu thần nổi tiếng của Tào Tháo là Tuân Úc lên tiếng xin tha cho Hoa Đà. Tào Tháo thẳng từng nói: “Không đáng phải lo lắng, chẳng lẽ thiên hạ không có một thầy thuốc nào khác sao?”.
Tương truyền khi bị bắt vào ngục, Hoa Đà biết mình không thể thoát khỏi cái chết nên ngày đêm viết sách y học, đúc kết những kinh nghiệm và kiến thức của bản thân, mong lưu truyền lại kiệt tác cho hậu thế.

Ông đã kịp viết xong 3 cuốn Thanh Nang Kinh và muốn tặng cho cai ngục, nhưng người này vì lo sợ mà không dám nhận.
Thất vọng cực độ, ông đã đốt hết ba cuốn sách. Cai ngục thấy vậy, chợt thấy mình đã hồ đồ, vội vàng chạy đến giằng lấy sách, nhưng chỉ còn một cuốn nguyên vẹn. Đây được coi là điều đáng tiếc cho lịch sử y học Trung Quốc.

Có thể nói, cái chết của Hoa Đà đến từ nhiều lý do. Vốn là thầy thuốc nên vai trò của Hoa Đà cũng không được đánh giá cao như giới mưu sĩ, võ tướng.
Hoa Đà cũng có thể vì nhớ nhà nên đã đắc tội với Ngụy Vương. Ông cũng đã phạm sai lầm khi quá đam mê danh vọng, dùng tính mạng của chính bệnh nhân để đạt mục đích. Trong mắt Tào Tháo, dù sở hữu y thuật cao đến đâu thì Hoa Đà vẫn đáng tội chết.

Sau khi Hoa Đà bị xử tử, bệnh đau đầu của Tào Tháo tái phát. Những năm cuối đời, Tào Tháo cảm thấy ân hận vì đã giết chết hy vọng duy nhất có thể giúp mình thoát bệnh.

Nhưng Ngụy Vương vẫn thẳng thắn nói: “Hoa Đà có thể trị được bệnh, nhưng lại cố ý kéo dài để tự đề cao mình. Nếu như ta không giết y, thì cuối cùng y cũng không trị tận gốc bệnh của ta được".
Bởi vì xét cho cùng, quan điểm dùng người của Tào Tháo đến cuối đời cũng không thay đổi. Tào Táo trọng người tài nhưng cũng sẵn sàng giết bỏ những người không có đức, coi thường Ngụy Vương như Hoa Đà.
______________
Bài viết Kỳ 17: Gia Cát Lượng tài trí hơn người nhưng vẫn kém Tào Tháo? sẽ làm rõ năng lực thực sự của Khổng Minh Gia Cát Lượng so với Tào Tháo.

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)

No comments:

Post a Comment

Flat Truyện

“Gia Cát Lượng” (181-234) là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Ông là người hình thành nên thế chân vạc giữa nhà Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy trong suốt 60 năm. Ông cũng là nhân vật rất quan trọng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Loạt bài này sẽ đi sâu lý giải những bí ẩn trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Trung Quốc, trong đó có nhiều chi tiết không được đề cập trong tiểu thuyết.




Bình luận

Liên hệ

Name

Email *

Message *